Chẩn đoán suy hô hấp và điều trị theo triệu chứng

Chẩn đoán suy hô hấp, nguyên nhân và triệu chứng là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán chính xác từ đó điều trị bệnh đúng hướng và mau chóng khỏi bệnh nhé!

Chẩn đoán suy hô hấp, nguyên nhân và triệu chứng là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán chính xác từ đó điều trị bệnh đúng hướng và mau chóng khỏi bệnh nhé!

Suy hô hấp được định nghĩa là giảm cấp tính chức năng thông khí của bộ máy hô hấp hoặc/và chức năng trao đổi khí của phổi.

1. Triệu chứng và chẩn đoán

1. Lâm sàng

- Khó thở:

+ Là triệu chứng báo hiệu quan trọng và nhạy.

+ Khó thở nhanh (> 25 lần/phút) hoặc chậm (< 12 lần/phút) hoặc loạn nhịp thở (Kussmaul, Cheyne - Stockes…), biên độ thở nhanh hoặc giảm.

- Tím: là biểu hiện nặng.

+ Sớm: quanh môi, môi, đầu chi.

+ Nặng, muộn: tím lan rộng ra toàn thân.

+ Không có hoặc xuất hiện muộn nếu gây ngộ độc CO.

- Vã mồ hôi

- Rối loạn tim mạch:

+ Mạch nhanh, có thể rối loạn nhịp

+ Huyết áp tăng, nếu nặng có thể tụt huyết áp.

+ Thường kết hợp triệu chứng suy hô hấp + suy tuần hoàn quan trọng là chẩn đoán phân biệt suy hô hấp, là nguyên nhân hay hậu quả.

- Rối loạn thần kinh và ý thức: là triệu chứng nặng của suy hô hấp

+ Nhẹ: lo lắng, hốt hoảng, thất điều…

+ Nặng: Vật vã hoặc ngủ gà, lờ đờ, hôn mê, co giật…

2. Cận lâm sàng

Khí máu:

- PaO2 giảm dưới 60 mmHg (bình thường 95 - 96 mmHg)

- Lưu ý PaO2 có xu hướng giảm dần theo tuổi.

PaO2 sinh lý = 109 - 0,43 x tuổi (năm ) ở người không hút thuốc

- SaO2 giảm < 85% (bình thường 95- 97%)

- PaCO2: có thể giảm, bình thường hoặc tăng (bình thường = 35 – 45 mmHg)

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Thần kinh trung ương

– Thuốc: an thần, gây ngủ, gây mê.

– Trung tâm điều hoà hô hấp ở hành não bị tổn thương: chấn thương, bệnh lý mạch não, nhược giáp.

– Rối loạn hô hấp liên quan tới giấc ngủ: ngừng thở khi ngủ trung ương, hội chứng giảm thông khí do béo bệu.

– Tăng áp lực nội sọ.

– Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

– Hội chứng giảm thông khí vô căn.

2.2. Hệ thống thần kinh cơ

– Bệnh lý thần kinh cơ nguyên phát: hội chứng Guillain Barré, nhược cơ, bại liệt, teo cơ, xơ cột bên teo cơ, viêm đa cơ.

– Thuốc và ngộ độc: ngộ độc botulium, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, các thuốc ức chế thần kinh cơ, aminoglycoside.

– Chấn thương cột sống.

– Chấn thương hoặc mất chức năng thần kinh hoành.

– Rối loạn điện giải: hạ Kali máu, tăng Magiê máu, hạ Phospho máu.

– Các nguyên nhân khác: phù niêm, mệt mỏi, liệt chu kỳ.

2.3. Thành ngực và cơ hoành

– Màng sườn di động.

– Gẫy xương sườn.

– Gù vẹo cột sống.

– Cổ chướng nhiều.

– Béo bệu.

– Tăng áp lực ổ bụng.

2.4. Màng phổi

– Tràn khí màng phổi.

– Tràn dịch màng phổi.

– Dầy dính màng phổi.

2.5. Các tổn thương nhu mô phổi

– Viêm phổi do các nguyên nhân:vi rút, vi khuẩn, nấm, lao, kí sinh trùng.

– Bệnh kẽ phổi do bệnh hệ thống (sarcodoid, lupus ban đỏ hệ thống).

– Hội chứng chảy máu phế nang lan toả.

– Ung thư phổi: nguyên phát và di căn.

– Chấn thương phổi do cơ học hoặc do sóng nổ.

– Bỏng dường hô hấp.

2.6. Đường dẫn khí

– Đường hô hấp trên: đờm, dị vật, phù hoặc co thắt thanh môn, nhiễm trùng.

– Co thắt phế quản do hen phế quản, phản vệ.

– Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

2.7. Bệnh lý mạch phổi

– Tắc động mạch phổi do huyết khối, khí, nước ối,..

– Bệnh lý mạch phổi: tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát,…

2.8. Các bệnh lí khác

– Phù phổi cấp do suy tim.

– Tăng sản xuất CO2: Sốt, nhiễm trùng,cường giáp, co giật, run cơ.

– Ngộ độc các chất gây Methemoglobin, ngộ độc khí carbon oxit (CO).

– Thiếu máu, tăng độ nhớt của máu.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào xét nghiệm khí máu động mạch:

– Suy hô hấp giảm oxy khi PaO2 dưới 60mmHg khi thở khí phòng.

– Suy hô hấp tăng CO2 khi PaCO2 trên 50mmHg.

3.2. Chẩn đoán nguyên nhân

3.2.1. XQ phổi

Rất có ý nghĩa trong định hướng chẩn đoán.

– Nhiều bệnh lý có biểu hiện triệu chứng trên X quang phổi: Tổn thương thâm nhiễm, đông đặc, xẹp phổi, giãn phế quản, giãn phế nang,…

– Một số bệnh lý thường không có triệu chứng X quang rõ: nhồi máu phổi, hen phế quản, tắc đường hô hấp trên, ức chế hô hấp hoặc liệt hô hấp.

3.2.2. Điện tim

Giúp chẩn đoán một số bệnh tim và tìm các dấu hiệu điện tim của bệnh lý phổi, các rối loạn nhịp tim do suy hô hấp…

3.2.3. Các xét nghiệm khác

Tùy theo trường hợp cụ thể và tình trạng nặng của bệnh nhân có cho phép không:

– Công thức máu.

– Siêu âm tim, điện tim, Nt-ProBNP.

– Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, D-dimer.

– Chụp thông khí tưới máu phổi, chụp CT scan phổi.

– Chụp CT hoặc cộng hưởng từ sọ não và/hoặc tủy sống.

– Điện cơ, chọc dịch não tủy.

– Xét nghiệm phospho hữu cơ, MetHb,…

Last updated